Chuyển đến nội dung chính

PHÁT HIỆN 14 LOÀI ẾCH MỚI NHẢY MÚA Ở ẤN ĐỘ

Tìm thấy 14 loài ếch “nhảy múa” mới ở Ấn Độ


TTO - Các nhà khoa học công bố phát hiện 14 loài ếch mới có “vũ điệu nhảy múa bằng chi” kỳ lạ trong mùa giao phối tại vùng rừng núi Western Ghats, Ấn Độ, báo Anh Guardian ngày 8-5 đưa tin.

Một trong 14 loài ếch mới có khả năng “nhảy múa” điêu luyện bằng chi trong mùa giao phối - Ảnh: Daily Mail
diet-moi

TIN BÀI LIÊN QUAN
Clip mô tả khám phá 14 loài ếch mới biết “nhảy múa” tại Ấn Độ
Báo cáo cho biết 14 loài ếch mới này thuộc chi ếch Micrixalidae mà đã tiến hóa thành nhánh riêng biệt, độc đáo cách đây khoảng 85 triệu năm. Phát hiện này nâng tổng số loài trong chi Micrixalidae lên con số 24 tại Ấn Độ.
Theo Guardian, đặc điểm chung của 14 loài ếch mới này là chỉ ếch đực mới thực hiện những “vũ điệu nhảy múa bằng chi” trong mùa giao phối: hai chi trước và một chi sau được trụ vững trên bề mặt đá gần các con suối, chi sau còn lại từ từ giãn ra, mở rộng màn chi kết hợp “đá ngoặt” sang phía sau và co về. Hành vi “đá chi” trên được lặp đi lặp lại, trong khi đó vòm miệng phát ra tiếng kêu liên tục để thu hút những con cái. Những con ếch đực to hơn sẽ có vũ điệu đá chi mạnh mẽ và hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, các loài ếch mới “dễ bị đe dọa và nhạy cảm” trước sự thay đổi của môi trường sống như khai thác đất canh tác nông nhiệp, khai thác bôxít, ô nhiễm nguồn nước và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cơ thể các loài Micrixalidae hầu hết tí hon, không lớn hơn một hạt dẻ nên chúng có thể dễ dàng bị cuốn trôi khi gặp dòng suối mạnh bất ngờ.
GS Sathyabhama Das Biju, làm việc tại ĐH Delhi - tác giả chính của dự án nghiên cứu 14 loài ếch mới nêu trên trong 12 năm qua, nói các cuộc nhào lộn, nhảy múa trên đá của chúng trong mùa sinh sản ngày ít được nhìn thấy, năm 2006 quan sát được 400-500 “điệu nhảy” nhưng hiện nay con số này chỉ còn khoảng 100.
HUỲNH PHƯƠNG
Theo The Guardian, DailyMail

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH CÁC DIỆT MỐI TẬN GỐC

Mối đùn lên và ăn vật dụng bằng gỗ trong nhà mà các gia chủ đã làm nhiều cách diệt mà không hết! tại sao lại đã sịt thuốc và làm theo nhiều cách của bạn bè chỉ mà cũng không hết mối. Rất nhiều người đã đến hỏi Diệt Mối Trường Phát làm sao để diệt mối tận gốc? có bao nhiêu cách diệt mối tận gốc sau đâychúng tôi giới thiệu các cách đơn giản để anh chị quý khách hàng tham khảo. CÁCH DIỆT MỐI TẬN GỐC BẰNG PHUN THUỐC MyThic:  Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối Mythic. Áp dụng cho trương hợp mối đã tập trung ăn một vật dụng nào đó như đống gỗ, thùng giấy chứa hàng, cây cối.. Đùng thuốc diệt mối tận gốc Mythic phun trực tiếp lên mình con mối. Tỷ lệ pha dung dịch: Pha 12ml thuốc mythic 240Sc/1 lít nước. Tỷ lệ phun: 5 lít dung dich/m2 Thuốc diệt mối Thuốc diệt mối Mythic CÁCH DIỆT MỐI TẬN GỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA SINH: Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối PMC90 dạng bột. Áp dụng khi mối xâm nhập những nơi khó diệt như trần thạch cao, tủ bếp, khung bao cửa, sau lưng tủ quần áo

Hướng dẫn cách diệt mối tận gốc, Phương pháp diệt mối nhiều người áp dụn...

TÌM HIỂU VỀ LOÀI MUỖI - CÁCH DIỆT MUỖI

Tim hieu ve loai muoi và cach diet muoi, tìm hiểu về loài muỗi và cách diệt muỗi Loài muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng  hợp thành họ Culicidae, bộ có cánh. Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anophen, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Asdes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta,  Haemagoggus…Tìm hiểu về loài muỗi và cách diệt muỗi.  ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI MUỖI  Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.   Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.