Chuyển đến nội dung chính

CON NGƯỜI SẼ DIỆT VONG TRƯỚC LOÀI GIÁN

Tờ The Week vừa đăng tải thông tin gây sốc là loài gián sẽ tồn tại lâu hơn cả loài người. Vậy nguyên nhân vì đâu?

1. Chúng có khả năng thích nghi trong thời gian cực ngắn

Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, các loại thuốc diệt côn trùng bắt đầu trộn lẫn bả đường với một loại độc có tác động chậm để lây bệnh và tiêu diệt gián. Lúc đầu, chiến lược này tỏ ra khá hiệu quả, tuy nhiên đến năm 1993, loại chất độc trong hỗn hợp trên đã không còn phát huy hiệu quả nữa.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học quốc gia bắc Caroline, Mỹ, cho thấy: gián đã thay đổi thành phần hóa học trong cơ thể, khiến đường trở nên đắng hơn với chúng. Những con gián sống sót sau khi ăn loại độc tố trên đã truyền “cảm hứng ghét” cho những thế hệ sau.

2. Gián không cần con đực để sinh sản

Gián cái có thể đẻ được 40 đến 60 con con trong mỗi kỳ sinh nở. Nhưng điều đặc biệt là chúng thuộc loại động vật đồng trinh (nghĩa là không cần gián đực để sinh sản).
tim-hieu-ve-loai-gian


Con người sẽ diệt vong trước loài gián?
Gián cái sinh sản mà không cần gián đực.

3. Chúng có thể tồn tại trong môi trường đầy phóng xạ

Chương trình Mytbuster, một chương trình khoa học giải trí của Mỹ, đã tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của phóng xạ lên gián. Họ phát hiện ra rằng 10% trong số hàng nghìn con gián có thể sống sót sau 30 ngày trong điều kiện bị chiếu tia phóng xạ như trong lò phản ứng Hiroshima. Tờ Slate giải thích rằng, có thể do gián là một tổ chức hữu cơ đơn giản, có ít gene nên chúng ít bị biến đổi gene.

4. Chúng có thể nhịn thở trong một thời gian dài

Nhiều người chắc hẳn sẽ ngạc nhiên vì sao nhiều loại thuốc diệt côn trùng lại không có tác dụng với gián. Thật đơn giản, bởi chúng có một hệ thống hô hấp cực kỳ hiệu quả. Năm 2009, một bản nghiên cứu của các nhà khoa học Australia đã chứng minh rằng gián có thể nín thở được trong vòng từ 5 đến 7 phút.

Dòng khí oxy sẽ đi vào hệ thống khí quản thông qua rất nhiều van, được gọi là lỗ thở ở động vật. Đôi lúc gián đóng các lỗ thở này lại và ngừng thở. Hành động này có thể giúp nó chống mất nước, đặc biệt là trong những giai đoạn khô hạn.

Con người sẽ diệt vong trước loài gián?
Chúng có thể sống trong môi trường bị nhiễm phóng xạ.
diet-gian


5. Gián có thể sống mà không cần đầu
“Gián không hề có hệ thống các mạch máu hay mao mạch như con người để máu lưu thông trong cơ thể. Thay vào đó, chúng có một hệ thống tuần hoàn mở”, nhà hóa sinh Joseph Kunkel thuộc trường đại học Massachusetts Amherst cho biết. Khi gián bị mất đầu, nó vẫn có thể thở và sống được hàng nhiều tuần sau đó. Tuy nhiên, chúng lại mất khả năng tìm kiếm thức ăn, thường được thực hiện với sự phối hợp của não và râu.

 nguồn Kiến thuc trẻ

xem thêm

GIÁN SÔNG ĐƯỢC NGAY CẢ KHI ĐÃ MẤT ĐẦU VÌ SAO ?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH CÁC DIỆT MỐI TẬN GỐC

Mối đùn lên và ăn vật dụng bằng gỗ trong nhà mà các gia chủ đã làm nhiều cách diệt mà không hết! tại sao lại đã sịt thuốc và làm theo nhiều cách của bạn bè chỉ mà cũng không hết mối. Rất nhiều người đã đến hỏi Diệt Mối Trường Phát làm sao để diệt mối tận gốc? có bao nhiêu cách diệt mối tận gốc sau đâychúng tôi giới thiệu các cách đơn giản để anh chị quý khách hàng tham khảo. CÁCH DIỆT MỐI TẬN GỐC BẰNG PHUN THUỐC MyThic:  Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối Mythic. Áp dụng cho trương hợp mối đã tập trung ăn một vật dụng nào đó như đống gỗ, thùng giấy chứa hàng, cây cối.. Đùng thuốc diệt mối tận gốc Mythic phun trực tiếp lên mình con mối. Tỷ lệ pha dung dịch: Pha 12ml thuốc mythic 240Sc/1 lít nước. Tỷ lệ phun: 5 lít dung dich/m2 Thuốc diệt mối Thuốc diệt mối Mythic CÁCH DIỆT MỐI TẬN GỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA SINH: Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối PMC90 dạng bột. Áp dụng khi mối xâm nhập những nơi khó diệt như trần thạch cao, tủ bếp, khung bao cửa, sau lưng tủ quần áo

Hướng dẫn cách diệt mối tận gốc, Phương pháp diệt mối nhiều người áp dụn...

TÌM HIỂU VỀ LOÀI MUỖI - CÁCH DIỆT MUỖI

Tim hieu ve loai muoi và cach diet muoi, tìm hiểu về loài muỗi và cách diệt muỗi Loài muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng  hợp thành họ Culicidae, bộ có cánh. Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anophen, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Asdes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta,  Haemagoggus…Tìm hiểu về loài muỗi và cách diệt muỗi.  ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI MUỖI  Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.   Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.