Chuyển đến nội dung chính

PHƯƠNG PHÁP DIỆT MỐI TẬN GỐC

 Phương pháp diệt mối tận gốc

Mối là loài côn trùng hại gỗ rất mạnh, chúng phát triển nhanh trong các công trình xây dựng, nhà ở. Ngoài ra chúng còn phá hoại cả một số vận dụng có thành phần Cellulose như giấy, vải, chăn màn… Để diệt tận gốc tổ mối trong nhà, các gia đình cần phải nắm vững. Sau đây là một số phương pháp và kỹ thuật diện mối cơ bản.

1. Chuẩn bị nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu diệt mối gồm: hộp nhử mồi, thuốc diệt mối PMC 90. Hộp nhử mối nếu không mua được thì có thể tự làm bằng bìa các tông kích thước rộng 12cm, cao 12cm, dài 28cm bên trong chứa các thanh gỗ thông trắng (bạch tung) hoặc gỗ trám, bồ đề có kích thước khoảng dầy 1cm, rộng 5cm, dài 25cm xếp khít với nhau, lưu ý là không nên dùng loại gỗ đã bị mốc. Ở những nơi không kiếm được gỗ thì có thể dùng bã mía, chiếu rách thay thế

2. Phương pháp làm

Quan sát trong nhà để tìm điểm mối xuất hiện thường xuyên, cần chú ý nhất ở các chỗ khuất như gầm gường, chân cột, chân khuôn cửa, nẹp cửa để đặt hộp nhử mối vào. Nếu điểm mối xuất hiện không ở dưới đất mà ở trên tường thì đóng đinh để treo hộp vào tường. Hộp nhử mối phải đặt ép sát vào tường một cách chắc chắn, số lượng hộp nhử mối đặt trung bình 4 hộp cho phòng có diện tích 20m2.

Để hộp nhử từ 15 đến 20 ngày, trong suốt quá trình này, tuyệt đối không được mở hộp ra xem hay động chạm vào hộp. Ta có thể nhìn thấy mối vào hộp bằng cách quan sát mép hộp nhử thấy có vết đất đắp lên.

Sau khoảng thời gian trên là thời điểm phun thuốc, bóc hộp nhử ra (sẽ có rất nhiều mối ở trong đó) lấy thuốc bột nhẹ nhàng rắc hoặc xịt vào mối ở trong hộp. Thuốc được xịt vào mối phải đều, tránh trường hợp con thì dính nhiều thuốc quá, con thì không có. 100g thuốc có thể phun xịt đủ cho hai hộp thử. Khi phun thuốc xong lại nhẹ nhàng để hộp nhử mối vào chỗ cũ để cho mối đã dính thuốc trở về tổ (ở dưới lòng đất). Những con mối này sẽ mang theo thuốc trên mình về cả tổ, dẫn đến toàn bộ tổ mối bị tiêu diệt.

3. Kiểm tra và dọn vệ sinh hiện trường

Sau 5 ngày kể từ khi phun thuốc, kiểm tra tất cả các điểm mối xuất hiện trong nhà một lần nữa, nếu vẫn còn mối chứng tỏ ta làm chưa hoàn thiện và còn sót lại một tổ mối nào đó chưa bị tiêu diệt hết, phải tiến hành làm lại như trên một lần nữa. Nếu không còn thấy mối, chỉ cần làm vệ sinh dọn bỏ tàn dư hộp nhử là được.
 Liên hệ để được tư vấn và khảo sát miễn phí gọi ngay
       ĐT: 0988 1111 79

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH CÁC DIỆT MỐI TẬN GỐC

Mối đùn lên và ăn vật dụng bằng gỗ trong nhà mà các gia chủ đã làm nhiều cách diệt mà không hết! tại sao lại đã sịt thuốc và làm theo nhiều cách của bạn bè chỉ mà cũng không hết mối. Rất nhiều người đã đến hỏi Diệt Mối Trường Phát làm sao để diệt mối tận gốc? có bao nhiêu cách diệt mối tận gốc sau đâychúng tôi giới thiệu các cách đơn giản để anh chị quý khách hàng tham khảo. CÁCH DIỆT MỐI TẬN GỐC BẰNG PHUN THUỐC MyThic:  Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối Mythic. Áp dụng cho trương hợp mối đã tập trung ăn một vật dụng nào đó như đống gỗ, thùng giấy chứa hàng, cây cối.. Đùng thuốc diệt mối tận gốc Mythic phun trực tiếp lên mình con mối. Tỷ lệ pha dung dịch: Pha 12ml thuốc mythic 240Sc/1 lít nước. Tỷ lệ phun: 5 lít dung dich/m2 Thuốc diệt mối Thuốc diệt mối Mythic CÁCH DIỆT MỐI TẬN GỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA SINH: Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối PMC90 dạng bột. Áp dụng khi mối xâm nhập những nơi khó diệt như trần thạch cao, tủ bếp, khung bao cửa, sau lưng tủ quần áo

Hướng dẫn cách diệt mối tận gốc, Phương pháp diệt mối nhiều người áp dụn...

TÌM HIỂU VỀ LOÀI MUỖI - CÁCH DIỆT MUỖI

Tim hieu ve loai muoi và cach diet muoi, tìm hiểu về loài muỗi và cách diệt muỗi Loài muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng  hợp thành họ Culicidae, bộ có cánh. Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anophen, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Asdes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta,  Haemagoggus…Tìm hiểu về loài muỗi và cách diệt muỗi.  ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI MUỖI  Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.   Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.