Chuột là loài gậm nhấm gây hại cho con người, ngoài việc ăn lương thực, gậm hỏng đồ dùng, phá hoại cây non, đồng cỏ, công trình xây dựng, còn mang mầm bệnh truyền nhiễm đến cho con người.
9 cách diệt chuột hữu hiệu:
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT:
Để diệt chuột đạt được hiệu quả cao nhất ta phải kết hợp luân phiên phương pháp diệt bằng bẫy (thủ công) và hoá chất trong đó diệt bằng phương pháp thủ công (đặt bẫy) là chính.
Dù là phương pháp thủ công hay hoá chất, ta cũng phải nghiên cứu kỹ tình hình sinh hoạt của chuột ở từng khu vực. Tập cho chuột những phản xạ có điều kiện có lợi cho việc khống chế chuột rồi tìm cách diệt chúng
Dùng phương pháp diệt hóa chất và thủ công bẫy luân phiên từng đợt.
Khi tiến hành bằng phương pháp nào cũng phải thực hiện những bước sau:
- Phòng ngừa từ xa: Tiêu diệt chuột ở các khu vực hành lang, thảm cỏ, hạn chế những đường chuột vào từ bên ngoài mục đích nhằm giảm bớt mật độ của chuột ở khu vực cần bảo vệ, nhằm giảm bớt áp lực của chuột từ bên ngoài vào.
- Khu vực bên trong (khu vực cần bảo vệ): Ta diệt chuột bằng cách kết hợp luân phiên hai phương pháp sau đây:
1. Phương pháp thủ công
Là dùng bẫy kiềng và bẫy dính - bẫy luân phiên từng đợt.
2. Phương pháp sử dụng hoá chất
Là phương pháp dùng mồi nhử có tẩm hoá chất vào thức ăn của chuột.
a. Hóa chất sử dụng:
- Racumin 0.75 TP: sản phẩm của Bayer Cropscience - một tập đoàn hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực sản xuất các loại hoá chất trong việc diệt và khống chế côn trùng gây hại. Đây là một chế phẩm sinh hoá, những động vật có thể trọng 0,5kg ăn phải sẽ dẫn đến xuất huyết nội tạng sốt mất nước rồi tìm ra chỗ có ánh sáng và nước chết. Sử dụng loại hoá chất này có rất nhiều ưu điểm là an toàn, dễ thu gom xác chuột.
Khi sử dụng những loại hoá chất trên chúng tôi sẽ cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ con người, vật nuôi cũng như mỹ quan môi trường
b. Cách tiến hành:
Tập cho chuột có những phản xạ có điều kiện rồi tẩm hoá chất tiêu diệt đồng loạt
“Bẫy đặt đúng cách thì trăm phát trúng cả trăm. Chỉ cần chuột đụng nhẹ vào thanh đối trọng là xong đời”.
Ông Thiều bảo, chuột thích ăn các loại ốc, nhái, giun đất… Vì thế, để đánh lừa chúng, ông xúc một ít bùn bôi lên thanh đối trọng. Chuột ngửi thấy mùi bùn sẽ tưởng là thức ăn và lập tức tìm đến. “Không cần phải dùng khoai tây hay thịt cá gì để nhử chuột đâu. Làm như thế vừa tốn kém mà hiệu quả lại không cao…”, “giáo sư” diệt chuột phân trần.Không "đội trời chung" với... chuột!
Nông dân Trần Quang Thiều bắt đầu “nghề” diệt chuột từ năm 2000. Khi đó, ông được bà con xã Văn Bình tín nhiệm bầu làm đội trưởng đội sản xuất nhờ mạnh dạn đưa giống lúa năng suất cao vào trồng trên đồng đất thôn Bình Vọng. Tuy nhiên, đúng thời điểm gieo mạ thì chuột bắt đầu hoành hành. Ước tính, giặc chuột phá hoại hơn 10% sản lượng lúa, hoa màu của dân làng. Nhiều người phải bỏ ruộng hoang vì không có cách nào tiêu diệt lũ chuột quái ác.
Ông Thiều trăn trở lắm. Bao nhiêu công sức, tâm huyết của ông đổ ra trên cánh đồng này chẳng nhẽ sẽ tan tành mây khói. Không chịu bỏ cuộc, ông đạp xe lên thị trấn lùng mua các loại bẫy, thuốc diệt chuột về dùng thử. Nhưng bao nhiêu bả, bẫy ông mua về đều không đem lại kết quả như ý muốn. Vừa xót của, vừa “cay”, ông quyết tâm tìm mọi cách để trừng trị lũ chuột.
Quan sát chiếc bẫy bán nguyệt ông Thiều phát hiện ra nó có khá nhiều nhược điểm như lò xo yếu, móc sắt ngắn và lại dễ bị xê dịch khi chuột mắc phải vì không có cọc cắm cố định. Từ quan sát đó, ông Thiều mày mò cải tiến và tạo ra một loại bẫy mới khắc phục được hầu hết những hạn chế kể trên.
“Có bẫy rồi tớ lại phải mất hàng tháng trời để quan sát đường đi lối lại của chuột trên đồng ruộng, trên dây, trên cây và trên tường nhà… Giống này ngu lắm, chỉ biết đi đúng một đường duy nhất thôi. Không quá khó để xác định lối mòn của chúng vì trên mặt đất mềm bao giờ chuột cũng để lại dấu chân…".
Nghề "cha truyền con nối"
Ông Thiều kể, có lần ông theo chân một đoàn cán bộ lên công tác trên vùng đồi ở Bắc Ninh. Khi đến đó, mỗi người nắm trong tay một nắm bẫy chuột và thi nhau leo lên đồi. Riêng “giáo sư” diệt chuột thì lẳng lặng đi men xuống chân đồi tìm những vùng có nước để đặt bẫy. Kết quả, có những vị cán bộ cầm cả chục bẫy mà chẳng "tóm" được con nào trong khi ông Thiều xách về cả một bao tải chuột. Ông giải thích: “Hồi đó là tháng 12 dương lịch, trời không có mưa nên vùng đất đồi khô cạn. Tớ đoán lũ chuột bị khát thể nào cũng kéo xuống chân đồi tìm nước. Vì thế, cách đặt bẫy hiệu quả nhất là đặt ven các ao hồ hoặc vũng nước”.
Kỉ lục diệt chuột ông Thiều lập được là lần đánh bắt tại Yên Phú, Thường Tín, Hà Tây. Trong một đêm, ông diệt gần 2.000 con chuột chỉ với 800 cái bẫy. Sáng hôm sau, bà con Yên Phú lũ lượt kéo nhau tới sân kho hợp tác xã để chứng kiến cảnh hàng đống chuột chết phơi thây.
Nghề diệt chuột đã trở thành nghề cha truyền con nối trong gia đình ông Thiều. Anh con trai thứ của ông là Trần Quang Tại cũng là một dũng sĩ diệt chuột cừ khôi. Hiện anh Tại được nhà máy Sữa Hà Nội thuê đánh chuột với mức lương 2 triệu đồng/tháng. Cậu con út là Trần Quang Nghìn đang học lớp 12 nhưng sau giờ học cũng theo gót cha đi bẫy chuột khắp nơi.
Thường thì người ta chỉ mời cha con ông Thiều tới khi không còn cách nào để tiêu diệt lũ chuột quái ác. Mỗi lần “giáo sư” ra tay là hàng trăm, hàng nghìn chuột lại sập bẫy. Ông Thiều bảo, bẫy của ông nếu đặt 100 chiếc thì bao giờ cũng phải có 100 chuột phơi thây trở lên. Thậm chí, bẫy xong ông còn tính được khu vực đó còn bao nhiêu chuột và có cần phải đánh nữa hay không.
Cách kiểm nghiệm của ông Thiều rất đơn giản. Sau khi chuột sa bẫy ông không nhấc vội mà thả quanh đó vài hạt thóc. Nếu sáng hôm sau số thóc bị mất thì chứng tỏ vẫn còn khá nhiều chuột và công việc của ông chưa thể dừng lại.
Nông dân ở nhiều tỉnh thường dùng các biện pháp thủ công để bảo vệ cây lúa như quây ni lông quanh ruộng để chặn chuột xông vào cắn phá. Tuy nhiên, theo phân tích của ông, cách này vừa tốn kém lại không hiệu quả bởi chuột vẫn có thể cắn nilon chui vào theo một đường cố định. Vì thế, chỉ cần xác định con đường đó và đặt bẫy chứ không cần phải mua cả đống nilon và dây rợ lằng nhằng để quây ruộng.
Nhờ sáng kiến này mà “giáo sư” diệt chuột đã giúp bà con nông dân Khoái Châu, Hưng Yên vừa bảo vệ được mùa màng vừa tiết kiệm được tiền vốn đầu tư.
(ST).
9 cách diệt chuột hữu hiệu:
1. Dính chuột: Trộn 2 phần nhựa thông với 1 phần dầu máy rồi đun lên cho tan thành thể lỏng. Sau đó phết hỗn hợp này lên giấy cứng hoặc tấm gỗ, thả vào giữa ít mồi rồi đặt vão chỗ chuột qua lại . Chuột đã bị dính vào đó thì khó có thể ra được.
2. Hun chuột: Lấy gạch cua và náo dương hoa ( vị thuốc đông y ) với lượng bằng nhau trộn đều rồi đốt cùng với mùn cưa. Ngửi thấy mùi này, chuột sẽ từ khắp nơi chạy đến. Lát sau, sẽ bị hôn mê hết. Thế là bạn cứ việc bắt.
3. Dung dịch Amoni ăc: đổ dung dịch này vào hang chuột rồi lấy bùn trát kín cửa hang lại.Amoniawc bốc hơi sẽ làm chuột bị hấp chín .
4. Dầu ma-dút: Trộn đều dầu ma-dut với dầu máy và mỡ bôi trơn, rắc quanh hang chuột. Chuột bị dính dầu mỡ và bùn sẽ thấy khó chịu và phải liếm đi hết. Những chất này theo đường tiêu hoá vào dạ dày chuột làm chúng bị chết do nát dạ dày.
5. Dùng chuột diệt chuột: Bắt một con chuột đực to khoẻ rồi lấy hai tinh hoàn của nó ra, thay vào đó hai hạt đậu tương rồi thả nó ra, Hạt đậu tương sẽ trương lên làm chuột rất đau đớn. Nó sẽ đi khắp nơi tìm đồng loại đẻ cắn xé, đến khi con chuột kia chết mới thôi .
6. Phân bò lấp hang: Dùng phân bò lấp kín hang chuột lại rồi chèn thêm mảnh vụn của gạch ngói vào. Chuột sẽ bị chết ngạt trong hang.
7. Diệt chuột bằng xi măng: lấy 505 xi măng trộn lẫn với 45% dầu thực vật; lấy 5-10g cho lên miếng nhựa nếu không xi măng dễ bị chảy nước đặt ở chỗ chuột thường chạy qua lại. Sau khi chuột ăn khoảng 12h, lông chuột sẽ bị dựng đứng, chuột sẽ nóng ruột cắn gặm lung tung, bỏ ăn khoảng từ 20-29h thì chết vì ruột bị tắc cấp tính, dẫn đến xuất huyết.
8. Xà phòng bột: Đem xà phòng bột trộn với bột hoa tiêu và một ít cơm nguội, để ở chỗ chuột thường qua lại.
9. Diệt chuột bằng mẹo: Chôn một cái chai không đáy vào tường, sao cho miệng đáy chai phải ngang bằng hoặc thấp hơn tường(chú ý đừng đẻ tạp vật chui vào chai) để ở góc tường làm thành một cái hsng. Khi chuột vào phòng vì không có chỗ nấp nó sẽ chui vào cái ” hang“ này. Nếu chuột to chui vào rồi thì không thể quay ra được, còn chuột bé thì quay ra được mình nhưng không có cách nhảy ra, nếu không bị bắt sống thì cũng bị chết đói.
Nếu trong nhà có chuột, nó sẽ cắn những vật dụng, kêu chí chóe rất khó chịu. Dùng bả thì nguy hiểm cho trẻ nhỏ và những vật nuôi trong nhà. Xin giới thiệu với bạn hai cách bắt chuột đơn giản nhưng khá hiệu quả.
- Lấy nước đổ vào một cái chậu (chú ý không đổ đầy). Chọn lấy một bắp ngô chỉ còn 1/2 hạt, rồi lấy một sợi dây thép xuyên qua chính giữa bắp để nó có thể xoay tròn được, sau đó đặt ngang qua chậu nước. Để chuột có thể bò lên bắp ngô, bạn hãy đặt một cái que làm cầu. Khi nó bò lên chậu ăn ngô, bắp ngô sẽ quay tròn làm cho chuột rơi vào chậu nước và chết.
- Lấy một chai bia thủng đáy, chôn vào góc tường. Chú ý, đáy chai bia ngang hoặc thấp hơn mặt đất. Như thế góc tường nhà bạn đã có một cái hang. Chuột vào nhà, do chẳng có hang nào chui được, đành phải rúc vào hang do bạn tạo ra. Chuột lớn chui vào không quay được đầu, chuột nhỏ quay đầu được nhưng rất khó nhảy ra. Lúc đó, bạn dễ dàng bắt được chúng.
Mickey Mouse trong phim hoạt hình dễ thương là thế, nhưng hình ảnh những con chuột trong thực tế khó ai ưa được.
Còn sống thì chúng phá phách đủ chỗ, chết rồi vẫn có thể tác yêu tác quái với những cơn dịch bệnh hiểm nghèo để lại. Nếu chẳng may đã là nạn nhân của chuột lúc chúng còn sống, thì điều hay nhất là … chịu vậy! Xin các bạn đừng vội “lên ruột”. Hằng chỉ muốn nói là đừng nên đánh “bả” cho chúng chết. Mẹ Hằng nói đánh bả là pha thuốc độc vào thực phẩm cho chuột ăn. Cách này có hiệu quả. Nhưng chuột ăn nhằm thuốc độc không lăn kềnh ra ngay bên “bàn tiệc”, mà có thể lê về đến hang hoặc một góc khuất nào đó rồi mới chết. Mấy ngày sau nghe mùi xú uế bốc lên quanh nhà, mọi người đổ xô đi tìm thì sợ rằng hơi trễ…Vì thế, xin đề nghị một vài biện pháp khác để đối phó, bắt đầu với “hạ sách” như sau:
Hạ sách:
Hạ sách là dùng bẫy bắt chuột. Bằng cách này, mình có thể chủ động hơn là đánh bả. Với một ít cái bẫy và thực phẩm làm mồi đặt ở những chỗ chuột thường lui tới, chúng ta có thể bắt được vài ba con chuột mỗi đêm. Tuy nhiên, đặt bẫy là một công việc lỉnh kỉnh, nhất là phải trực tiếp “sát” chuột sau khi bắt được chúng, khiến nhiều người không dám ra tay. Chính vì thế, cách này được coi như hạ sách.
Trung sách:
Nhiều bạn nhìn thấy chuột đã khó chịu và có thể bỏ cả một ngày cơm, nói gì đến việc phải xuống tay diệt một con vật đang đôn đáo tìm đường thoát thân ra khỏi bẫy! Với những bạn ấy, Hằng đề nghị một vài “trung sách” khiến chuột sợ hãi tự ý rút lui trước khi bạn phải ra tay đối phó:
Vảy dầu bạc hà (peppermint oil) trên lối đi của chuột. Hoặc vo bông gòn thành cục, nhúng đẫm dầu bạc hà rồi thả vào trong hang chuột.
Dùng viên thuốc “nước đái”: Đây là những viên thuốc luyện từ nước đái của kẻ thù loài chuột như mèo, cáo và chồn (weasel). Người ta gom nước đái của những “vị” này, hòa với một vài hóa chất khác, chế thành những viên thuốc gọi là “predator urine pellet”. Chuột nghe mùi ‘nước đái’ này là…. sợ vãi đái, vì tưởng rằng các hung thần đang rình rập đâu đó. Các viên pellet này có thể dùng quanh nhà. Trẻ em vô tình lượm phải, tò mò bỏ vô miệng, không ngon nhưng cũng không có gì độc hại.
Nếu nhà nuôi mèo, bạn có thể dùng “ổ rơm” cũ sẵn hơi nước đái mèo (cat litter), rảy thêm nước đái quỉ (ammonia) rồi rải ra trên những chỗ chuột thường hay quậy phá. Gọi là “rơm” theo cách nói của người mình, thực ra đây là một vật liệu chế sẵn, bạn có thể mua về để lót ổ cho mèo.
Liệu pháp nước đái coi bộ đơn giản và nhân đạo, rất tiện lợi đối với những người kiêng sát sanh, và đám bạn của Hằng. Tụi nó sợ con chuột, con gián và đủ mọi thứ con (chỉ trừ … con trai). Nhớ thay thuốc sau vài ngày hoặc khi đã hết mùi. Kiên trì ít nhất cho đến khi họ hàng nhà tí không chịu được sự bức bách, phải dọn sang nơi khác quậy phá là coi như thành công!
Các phương sách đuổi chuột gọi chung là “Rat Repellent”, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại các cửa hàng bán đồ sửa chữa nhà cửa như Home Depot hoặc Lowes.
Thượng sách:
Tuy nhiên, thượng sách vẫn là đề phòng, không tạo điều kiện cho chuột đến lập nghiệp ở sân vườn hoặc trong nhà chúng ta. Ngoài việc giữ sân vườn sạch sẽ, thoáng đãng, nên áp dụng các biện pháp sau đây:
Nếu có củi gỗ trong sân: Xếp củi cách mặt đất 1 foot rưỡi, và cách xa chân tường
Trồng các loại cây bụi (bush) cách xa tường ít nhất 3 foot.
Nhà chim và máng cho chim ăn phải ở trên cao để chuột khỏi với tới.
Lấp những khe hở làm đường cho chuột chạy vào nhà.
Cắt những nhánh cây mọc trùm trên mái nhà…
Độc nhất là chuột có thể theo đường cống để vào nhà qua bồn rửa chén hoặc … bồn cầu. Để ngăn chặn cái cảnh hãi hùng này:
Nhớ giữ bồn rửa chén cho sạch, rửa cống bồn mỗi tháng một lần bằng dung dịch baking soda pha với giấm trắng, rồi dùng nước sôi mà dội.
Đừng bao giờ đổ dầu mỡ xuống cống bồn.
Luôn luôn đậy nắp bồn cầu. Nếu phát giác một con chuột đang “bơi lội” trong bồn cầu, hé mở nắp rồi xịt xà bông rửa chén vào, chờ vài ba phút cho chuột chết hẳn, rồi đem chôn sâu ít nhất 1 foot dưới lòng đất.
Đó là “binh pháp” của Hằng trong trận chiến với giặc chuột. Các bạn có ý kiến gì thêm, vui lòng chỉ giáo nhé!
Vừa qua tôi có áp dụng làm bả chuột đơn giản mà hiệu quả khá cao. Nguyên liệu gồm: mì ăn liền, nước rửa bát.
Cách làm như sau: mì ăn liền bóp vụn, nước rửa bát hoà với nước lã vào thau chậu, hoà đặc hiệu nghiệm càng cao, sau đó đổ mì ăn liền vào trộn đều. Khi mì ăn liền hút hết nước rửa bát đã pha, ta đem hỗn hợp này tải ra nia hoặc thúng phơi hong trong bóng mát. Khi mì ăn liền đã khô như cũ ta gói vào túi bóng buộc kín, để giữ kín hơi, cất cao và kỹ. Chú ý khi phơi hong phải trông nom cẩn thận không để gia súc, gia cầm, các cháu nhỏ ăn phải sẽ bị tử vong. Hai nguyên liệu này hoà trộn với nhau khi khô tạo thành bả chuột và có mùi đặc trưng rất quyến rũ. Chuột ăn nhiều, đánh nhiều lần chuột vẫn không phát hiện được là bả đánh chúng.
Cách làm như sau: mì ăn liền bóp vụn, nước rửa bát hoà với nước lã vào thau chậu, hoà đặc hiệu nghiệm càng cao, sau đó đổ mì ăn liền vào trộn đều. Khi mì ăn liền hút hết nước rửa bát đã pha, ta đem hỗn hợp này tải ra nia hoặc thúng phơi hong trong bóng mát. Khi mì ăn liền đã khô như cũ ta gói vào túi bóng buộc kín, để giữ kín hơi, cất cao và kỹ. Chú ý khi phơi hong phải trông nom cẩn thận không để gia súc, gia cầm, các cháu nhỏ ăn phải sẽ bị tử vong. Hai nguyên liệu này hoà trộn với nhau khi khô tạo thành bả chuột và có mùi đặc trưng rất quyến rũ. Chuột ăn nhiều, đánh nhiều lần chuột vẫn không phát hiện được là bả đánh chúng.
Nếu đánh ở nhà phải đánh ở chỗ kín không để trẻ nhỏ biết. Đánh ở ngoài đồng cho lúa và hoa màu, dùng lá chuối, lá sen hoặc ni-lông để đặt bả. Đánh ở ruộng lúa có nước phải đắp mô đất cao hơn mặt nước. Đánh ở gò đồi, mồ mả bờ mương, máng, có tổ chuột đào, phải ghim chắc lá sen, lá chuối, ni-lông để gió không hất đổ. Bả chuột này đánh rất hiệu nghiệm song cũng rất nguy hiểm cho người và gia súc, gia cầm ăn phải, nhất là đối với các cháu nhỏ chưa có nhận thức lại lấy ăn. Nếu trẻ ăn, phải cấp cứu đi rửa ruột kịp thời. Rất mong bà con bảo quản và sử dụng bả này thật cẩn thận
Hai cách bắt chuột đơn giản.
- Lấy nước đổ vào một cái chậu (chú ý không đổ đầy). Chọn lấy một bắp ngô chỉ còn 1/2 hạt, rồi lấy một sợi dây thép xuyên qua chính giữa bắp để nó có thể xoay tròn được, sau đó đặt ngang qua chậu nước. Để chuột có thể bò lên bắp ngô, bạn hãy đặt một cái que làm cầu. Khi nó bò lên chậu ăn ngô, bắp ngô sẽ quay tròn làm cho chuột rơi vào chậu nước và chết.
- Lấy một chai bia thủng đáy, chôn vào góc tường. Chú ý, đáy chai bia ngang hoặc thấp hơn mặt đất. Như thế góc tường nhà bạn đã có một cái hang. Chuột vào nhà, do chẳng có hang nào chui được, đành phải rúc vào hang do bạn tạo ra. Chuột lớn chui vào không quay được đầu, chuột nhỏ quay đầu được nhưng rất khó nhảy ra. Lúc đó, bạn dễ dàng bắt được chúng.
Diệt chuột bằng cách gây vô sinh.
Thuốc diệt chuột mới là sản phẩm của GS Ye Wenhu thuộc ĐH Phúc Đơn, thành viên thường trực của Hiệp hội Gien Trung Quốc. Theo GS Ye Wenhu, thành phần chính của thuốc là tripterygium wilfordii, một loại dược phẩm truyền thống, nên có mùi thơm hấp dẫn chuột. Sau khi ăn, chuột đực sẽ sản sinh ít tinh trùng hơn và cuối cùng trở thành vô sinh.
GS Ye Wenhu cho biết, đây là cách diệt chuột kinh tế nhất và không gây hại cho con người. Thử nghiệm tại 47.000 hộ gia đình và 5.600 nhà máy tại quận Huangpu của Thượng Hải cho thấy, mật độ chuột đã giảm 30% sau ba tháng và giảm 88% sau một năm.
Loại thuốc diệt chuột mới đã được phép bán ở Australia. Một số quốc gia khác như Việt Nam, Canada, Ấn Độ và Mỹ cũng đã đặt hàng loại thuốc này. Chuột gây hại cho rừng, đồng cỏ, kho chứa thực phẩm, và lây truyền dịch bệnh. Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm chuột ăn khoảng 25 tỷ kg thóc tại Trung Quốc, đủ để nuôi sống 100 triệu người.
Các loại thuốc diệt chuột hiện nay rất độc đối với con người song lại có hình thức hấp dẫn nên trẻ em dễ nghĩ là kẹo. Theo Hiệp hội các Trung tâm Chống độc của Mỹ, năm ngoái có hơn 50.000 trẻ em dưới 6 tuổi ở nước này đã bị ngộ độc do ăn phải thuốc chuột.
Diệt chuột bằng vi khuẩn
Bác sĩ Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, chiến dịch diệt chuột lần này không dùng loại phosphua kẽm như trước đây, mà dùng một loại vi khuẩn đặc biệt có tên Biorat (chế phẩm của Cuba) để đưa vào thức ăn, nhằm gây bệnh thương hàn cho chuột. Đến nay, các cuộc nghiên cứu, khảo sát cho thấy loại vi khuẩn này chỉ gây bệnh cho chuột; không tác hại gì với người và những gia súc khác. Sau khi ăn phải, chuột sẽ mắc bệnh nhưng không chết ngay mà hai, ba ngày sau mới chết. Trong thời gian đó, chúng sẽ lây truyền, gây ra một “đại dịch” cho cả đàn chuột sống chung và làm cho chúng chết hàng loạt. Loại vi khuẩn này đã được đưa vào sử dụng diệt chuột tại một số bệnh viện trong thời gian qua.
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, trung tâm đang lập kế hoạch diệt chuột để gửi cho Sở Y tế. Theo đó, việc diệt chuột bằng phương pháp sinh học sẽ được thực hiện tại các chợ, bến bãi, kho tàng, xí nghiệp, cơ quan hành chính; ưu tiên tấn công mạnhvào các chợ, xí nghiệp và trung tâm hành chính (130 địa điểm)… Ước tính sơ bộ kinh phí cho “chiến dịch” này lên đến gần 2 tỷ đồng, trong đó tiền thuốc khoảng 1,5 tỷ đồng; số còn lại dành cho việc xử lý xác chuột chết… Xác chuột sẽ được chôn lấp kỹ lưỡng, không để gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Theo bác sĩ Giang, Sở Y tế sẽ cố gắng thực hiện xong việc diệt chuột trong tháng 12 tới, hoặc chậm nhất cũng phải dứt điểm trong mùa khô; không để kéo dài đến mùa mưa sang năm bởi môi trường ẩm ướt dễ làm lây lan mầm bệnh khi chuột chết.
Mặc dù chưa có một con số thống kê cụ thể nhưng thiệt hại về kinh tế do chuột gây ra hằng năm trên địa bàn thành phố. Nó còn gây hại đến vệ sinh môi trường và sức khỏe con người, nhất là dẫn đến dịch hạch.
Chuột là động vật có vú (động vật bậc cao),đại não phát triển, đặc tính phản xạ có điều kiện, chính vì thế chuột rất “khôn”, nên việc diệt chuột phải đòi hỏi tuân thủ theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.
Cơ sở lý luận
Chuột là động vật có vú (động vật bậc cao),đại não phát triển, đặc tính phản xạ có điều kiện, chính vì thế chuột rất “khôn”, nên việc diệt chuột phải đòi hỏi tuân thủ theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Và phải dựa vào đặc tính sinh lý của chuột tạo cho chuột những phản xạ có điều kiện rồi diệt chuột bằng bẫy và hoá chất. Đặt mồi nhử để nhử ra nhiều lần tạo thói quen ra ăn sau đó chúng tôi dùng hoá chất để trộn vào thức ăn của chúng, kết hợp với đặt bẫy để diệt chuột.Trong quá trình diệt phải chú ý: Hệ thống tiêu hóa của chuột là loại dạ dày đơn – như hệ thống tiêu hóa của người. Nên những hóa chất diệt chuột bao giờ cũng là những hóa chất cực độc với con người.
Chuột là động vật có vú (động vật bậc cao),đại não phát triển, đặc tính phản xạ có điều kiện, chính vì thế chuột rất “khôn”, nên việc diệt chuột phải đòi hỏi tuân thủ theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Và phải dựa vào đặc tính sinh lý của chuột tạo cho chuột những phản xạ có điều kiện rồi diệt chuột bằng bẫy và hoá chất. Đặt mồi nhử để nhử ra nhiều lần tạo thói quen ra ăn sau đó chúng tôi dùng hoá chất để trộn vào thức ăn của chúng, kết hợp với đặt bẫy để diệt chuột.Trong quá trình diệt phải chú ý: Hệ thống tiêu hóa của chuột là loại dạ dày đơn – như hệ thống tiêu hóa của người. Nên những hóa chất diệt chuột bao giờ cũng là những hóa chất cực độc với con người.
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT:
Để diệt chuột đạt được hiệu quả cao nhất ta phải kết hợp luân phiên phương pháp diệt bằng bẫy (thủ công) và hoá chất trong đó diệt bằng phương pháp thủ công (đặt bẫy) là chính.
Dù là phương pháp thủ công hay hoá chất, ta cũng phải nghiên cứu kỹ tình hình sinh hoạt của chuột ở từng khu vực. Tập cho chuột những phản xạ có điều kiện có lợi cho việc khống chế chuột rồi tìm cách diệt chúng
Dùng phương pháp diệt hóa chất và thủ công bẫy luân phiên từng đợt.
Khi tiến hành bằng phương pháp nào cũng phải thực hiện những bước sau:
- Phòng ngừa từ xa: Tiêu diệt chuột ở các khu vực hành lang, thảm cỏ, hạn chế những đường chuột vào từ bên ngoài mục đích nhằm giảm bớt mật độ của chuột ở khu vực cần bảo vệ, nhằm giảm bớt áp lực của chuột từ bên ngoài vào.
- Khu vực bên trong (khu vực cần bảo vệ): Ta diệt chuột bằng cách kết hợp luân phiên hai phương pháp sau đây:
1. Phương pháp thủ công
Là dùng bẫy kiềng và bẫy dính - bẫy luân phiên từng đợt.
2. Phương pháp sử dụng hoá chất
Là phương pháp dùng mồi nhử có tẩm hoá chất vào thức ăn của chuột.
a. Hóa chất sử dụng:
- Racumin 0.75 TP: sản phẩm của Bayer Cropscience - một tập đoàn hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực sản xuất các loại hoá chất trong việc diệt và khống chế côn trùng gây hại. Đây là một chế phẩm sinh hoá, những động vật có thể trọng 0,5kg ăn phải sẽ dẫn đến xuất huyết nội tạng sốt mất nước rồi tìm ra chỗ có ánh sáng và nước chết. Sử dụng loại hoá chất này có rất nhiều ưu điểm là an toàn, dễ thu gom xác chuột.
Khi sử dụng những loại hoá chất trên chúng tôi sẽ cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ con người, vật nuôi cũng như mỹ quan môi trường
b. Cách tiến hành:
Tập cho chuột có những phản xạ có điều kiện rồi tẩm hoá chất tiêu diệt đồng loạt
Người dân thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Tây gọi ông bằng cái tên trìu mến là ông Thiều diệt chuột, bác Phó trưởng thôn Trần Quang Thiều hay “giáo sư” diệt chuột vùng đồng bằng trung du Bắc bộ.
"Say"… chuột
“Đố các cậu biết chuột có thể di chuyển tối đa bao nhiêu km?”. Ông Thiều mở đầu câu chuyện bằng một câu hỏi khá thú vị nhưng cực kỳ hóc búa. “Ngày trước tớ cũng đem câu hỏi này hỏi một số nhà khoa học nông nghiệp nhưng chỉ thấy các vị ấy im lặng lắc đầu thôi. Để tự trả lời, tớ đã làm một thí nghiệm khoa học nho nhỏ. Theo tớ, quãng đường chuột di chuyển nhiều nhất là 4km”. Người đàn ông có vóc người nhỏ bé, nước da đen sạm vì nắng gió tươi cười.
Như để chứng minh cho lập luận của mình, ông Thiều lấy viên phấn vạch xuống đất một đường thẳng. “Này nhé, giả sử đường thẳng này dài 7km thì chuột sẽ chỉ đi được cùng lắm là 2/3 độ dài. Thật đấy, tớ từng mất cả tháng trời quan sát, đo đạc kỹ lưỡng mới dám đưa ra kết luận như vậy”.
Cách đây vài năm, trong một Hội thảo khoa học bàn về vấn đề làm thế nào để chống lại sự phá hoại mùa màng của chuột, ông Thiều từng làm các chuyên gia đầu ngành phải “lạnh tóc gáy”. Ông bảo, các nhà nghiên cứu lâu nay vẫn khăng khăng, chuột sợ mùi nên khi một con chết những con khác phát hiện ra mùi sẽ không dám lại gần. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại. Bằng chứng là chiếc bẫy chuột của ông có thể giết hàng trăm con mà không cần phải rửa sạch bằng nước xà phòng.
Chiếc bẫy của ông Thiều được cải tiến từ bẫy chuột hình bán nguyệt do nông dân Thái Bình chế tạo và bán rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, khác với những cái bẫy thông thường, bẫy của ông Thiều không cần sử dụng mồi nhử mà dùng một miếng cao su to bằng bao diêm xiên vào lưỡi móc. Miếng cao su đó, ông gọi là thanh đối trọng.
"Say"… chuột
“Đố các cậu biết chuột có thể di chuyển tối đa bao nhiêu km?”. Ông Thiều mở đầu câu chuyện bằng một câu hỏi khá thú vị nhưng cực kỳ hóc búa. “Ngày trước tớ cũng đem câu hỏi này hỏi một số nhà khoa học nông nghiệp nhưng chỉ thấy các vị ấy im lặng lắc đầu thôi. Để tự trả lời, tớ đã làm một thí nghiệm khoa học nho nhỏ. Theo tớ, quãng đường chuột di chuyển nhiều nhất là 4km”. Người đàn ông có vóc người nhỏ bé, nước da đen sạm vì nắng gió tươi cười.
Như để chứng minh cho lập luận của mình, ông Thiều lấy viên phấn vạch xuống đất một đường thẳng. “Này nhé, giả sử đường thẳng này dài 7km thì chuột sẽ chỉ đi được cùng lắm là 2/3 độ dài. Thật đấy, tớ từng mất cả tháng trời quan sát, đo đạc kỹ lưỡng mới dám đưa ra kết luận như vậy”.
Cách đây vài năm, trong một Hội thảo khoa học bàn về vấn đề làm thế nào để chống lại sự phá hoại mùa màng của chuột, ông Thiều từng làm các chuyên gia đầu ngành phải “lạnh tóc gáy”. Ông bảo, các nhà nghiên cứu lâu nay vẫn khăng khăng, chuột sợ mùi nên khi một con chết những con khác phát hiện ra mùi sẽ không dám lại gần. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại. Bằng chứng là chiếc bẫy chuột của ông có thể giết hàng trăm con mà không cần phải rửa sạch bằng nước xà phòng.
Chiếc bẫy của ông Thiều được cải tiến từ bẫy chuột hình bán nguyệt do nông dân Thái Bình chế tạo và bán rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, khác với những cái bẫy thông thường, bẫy của ông Thiều không cần sử dụng mồi nhử mà dùng một miếng cao su to bằng bao diêm xiên vào lưỡi móc. Miếng cao su đó, ông gọi là thanh đối trọng.
“Bẫy đặt đúng cách thì trăm phát trúng cả trăm. Chỉ cần chuột đụng nhẹ vào thanh đối trọng là xong đời”.
Ông Thiều bảo, chuột thích ăn các loại ốc, nhái, giun đất… Vì thế, để đánh lừa chúng, ông xúc một ít bùn bôi lên thanh đối trọng. Chuột ngửi thấy mùi bùn sẽ tưởng là thức ăn và lập tức tìm đến. “Không cần phải dùng khoai tây hay thịt cá gì để nhử chuột đâu. Làm như thế vừa tốn kém mà hiệu quả lại không cao…”, “giáo sư” diệt chuột phân trần.Không "đội trời chung" với... chuột!
Nông dân Trần Quang Thiều bắt đầu “nghề” diệt chuột từ năm 2000. Khi đó, ông được bà con xã Văn Bình tín nhiệm bầu làm đội trưởng đội sản xuất nhờ mạnh dạn đưa giống lúa năng suất cao vào trồng trên đồng đất thôn Bình Vọng. Tuy nhiên, đúng thời điểm gieo mạ thì chuột bắt đầu hoành hành. Ước tính, giặc chuột phá hoại hơn 10% sản lượng lúa, hoa màu của dân làng. Nhiều người phải bỏ ruộng hoang vì không có cách nào tiêu diệt lũ chuột quái ác.
Ông Thiều trăn trở lắm. Bao nhiêu công sức, tâm huyết của ông đổ ra trên cánh đồng này chẳng nhẽ sẽ tan tành mây khói. Không chịu bỏ cuộc, ông đạp xe lên thị trấn lùng mua các loại bẫy, thuốc diệt chuột về dùng thử. Nhưng bao nhiêu bả, bẫy ông mua về đều không đem lại kết quả như ý muốn. Vừa xót của, vừa “cay”, ông quyết tâm tìm mọi cách để trừng trị lũ chuột.
Quan sát chiếc bẫy bán nguyệt ông Thiều phát hiện ra nó có khá nhiều nhược điểm như lò xo yếu, móc sắt ngắn và lại dễ bị xê dịch khi chuột mắc phải vì không có cọc cắm cố định. Từ quan sát đó, ông Thiều mày mò cải tiến và tạo ra một loại bẫy mới khắc phục được hầu hết những hạn chế kể trên.
“Có bẫy rồi tớ lại phải mất hàng tháng trời để quan sát đường đi lối lại của chuột trên đồng ruộng, trên dây, trên cây và trên tường nhà… Giống này ngu lắm, chỉ biết đi đúng một đường duy nhất thôi. Không quá khó để xác định lối mòn của chúng vì trên mặt đất mềm bao giờ chuột cũng để lại dấu chân…".
Nghề "cha truyền con nối"
Ông Thiều kể, có lần ông theo chân một đoàn cán bộ lên công tác trên vùng đồi ở Bắc Ninh. Khi đến đó, mỗi người nắm trong tay một nắm bẫy chuột và thi nhau leo lên đồi. Riêng “giáo sư” diệt chuột thì lẳng lặng đi men xuống chân đồi tìm những vùng có nước để đặt bẫy. Kết quả, có những vị cán bộ cầm cả chục bẫy mà chẳng "tóm" được con nào trong khi ông Thiều xách về cả một bao tải chuột. Ông giải thích: “Hồi đó là tháng 12 dương lịch, trời không có mưa nên vùng đất đồi khô cạn. Tớ đoán lũ chuột bị khát thể nào cũng kéo xuống chân đồi tìm nước. Vì thế, cách đặt bẫy hiệu quả nhất là đặt ven các ao hồ hoặc vũng nước”.
Kỉ lục diệt chuột ông Thiều lập được là lần đánh bắt tại Yên Phú, Thường Tín, Hà Tây. Trong một đêm, ông diệt gần 2.000 con chuột chỉ với 800 cái bẫy. Sáng hôm sau, bà con Yên Phú lũ lượt kéo nhau tới sân kho hợp tác xã để chứng kiến cảnh hàng đống chuột chết phơi thây.
Nghề diệt chuột đã trở thành nghề cha truyền con nối trong gia đình ông Thiều. Anh con trai thứ của ông là Trần Quang Tại cũng là một dũng sĩ diệt chuột cừ khôi. Hiện anh Tại được nhà máy Sữa Hà Nội thuê đánh chuột với mức lương 2 triệu đồng/tháng. Cậu con út là Trần Quang Nghìn đang học lớp 12 nhưng sau giờ học cũng theo gót cha đi bẫy chuột khắp nơi.
Thường thì người ta chỉ mời cha con ông Thiều tới khi không còn cách nào để tiêu diệt lũ chuột quái ác. Mỗi lần “giáo sư” ra tay là hàng trăm, hàng nghìn chuột lại sập bẫy. Ông Thiều bảo, bẫy của ông nếu đặt 100 chiếc thì bao giờ cũng phải có 100 chuột phơi thây trở lên. Thậm chí, bẫy xong ông còn tính được khu vực đó còn bao nhiêu chuột và có cần phải đánh nữa hay không.
Cách kiểm nghiệm của ông Thiều rất đơn giản. Sau khi chuột sa bẫy ông không nhấc vội mà thả quanh đó vài hạt thóc. Nếu sáng hôm sau số thóc bị mất thì chứng tỏ vẫn còn khá nhiều chuột và công việc của ông chưa thể dừng lại.
Nông dân ở nhiều tỉnh thường dùng các biện pháp thủ công để bảo vệ cây lúa như quây ni lông quanh ruộng để chặn chuột xông vào cắn phá. Tuy nhiên, theo phân tích của ông, cách này vừa tốn kém lại không hiệu quả bởi chuột vẫn có thể cắn nilon chui vào theo một đường cố định. Vì thế, chỉ cần xác định con đường đó và đặt bẫy chứ không cần phải mua cả đống nilon và dây rợ lằng nhằng để quây ruộng.
Nhờ sáng kiến này mà “giáo sư” diệt chuột đã giúp bà con nông dân Khoái Châu, Hưng Yên vừa bảo vệ được mùa màng vừa tiết kiệm được tiền vốn đầu tư.