Chuyển đến nội dung chính

BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ CHUỘT VÀ CÁCH DIỆT CHUỘT

LOÀI: GẶM NHẤM

HỌ: MURIDAE
CHUỘT LÀ LOÀI GÂY HẠI CHO NỀN KINH TẾ:
cach-diet-chuot
Chuột phá hoại lương thực của chúng ta trên đồng ruộng, vườn cây trái, các thức ăn gia cầm, gia súc, trong khi đang chế biến, vận chuyển hay cất giữ, khi để trong siêu thị, nhà hàng hay tại gia đình. Những gì chúng không ăn, chúng cũng có thể làm hư hại hay làm ô nhiễm do phân, lông hay nước tiểu của chúng.

Lương thực bị thiệt hại trên toàn thế giới do chuột gây ra thật kinh khủng. Các chuyên gia ước tính số lương thực do chuột tiêu hủy mỗi năm đủ để nuôi 200 triệu người.
Trong các tòa nhà, chuột cắn phá cửa, sàn, trần và các bức tường do kết quả của việc cắn phá cũng như đào bới của chúng. Chúng còn thường xuyên  cắn phá các loại đường ống nước hay dây điện gây ra các tai nạn như hỏa hoạn, ngập lụt, cháy nổ, hỏng hóc các trang thiết bị hay hao hụt điện. Và trong thời buổi kỹ thuật công nghệ cao ngày nay, chuột có khả năng gây thiệt hại nhiều triệu đô la một cách bất ngờ ở những khu vực sản xuất  do chúng cắn phá làm tổ hay thải chất thải trong máy tính và các trang thiết bị có độ nhạy cảm cao, làm ngưng hệ thống máy tính.
Bên cạnh thiệt hại trực tiếp về kinh tế (bao gồm cả chi phí y tế) thì chúng ta còn phải chi phí rất tốn kém cho việc kiểm soát chuột. Riêng ở Mỹ, chi phí hàng năm cho chương trình  kiểm soát chuột là khoảng 120 triệu đô la. Trên toàn thế giới, chi phí cho việc kiểm soát chuột có thể lên tới nhiều tỷ đô la. 


PHÂN LOẠI CHUỘT:

CHUỘT NHẮT: Mus musculus (linnaeus)

                         
Chúng được đưa tới phương tây qua các con tàu buôn đầu tiên và những người nhập cư. Bởi vì chúng có kích thước nhỏ nên chúng rất dễ ẩn náu, và thực tế là chúng cần một lượng thức ăn và không gian rất nhỏ nên chúng có khả năng sống sót gần như là ở mọi môi trường. Trừ con người ra thì chuột là loại động vật có vú đông và phổ biến nhất trên trái đất. Chuột nhắt là loại gặm nhấm gây hại số một của chúng ta.

Chuột nhắt có một cơ thể nhỏ bé, mảnh. Con trưởng thành có trọng lượng từ 20 tới 30 gam. Tai rộng, đuôi có hoặc không có lông và dài bằng cả phần đầu và phần thân công lại. Lông thường  có màu xám đen ở lưng và màu xám trắng ở bụng, nhưng có thể có rất nhiều màu khác nhau. Bạch tạng, đen, giữa đen và trắng đã được thấy ở trong phòng thì nghiệm. Chúng ta có thể phân biệt chuột nhắt với chuột cống con bằng kích thước phần đầu và chân sau.

Thỉnh thoảng loài chuột nhỏ và thậm chí loài chuột hiếm hơn như chuột đồng, chuột túi cũng xâm nhập vào các tòa nhà của chúng ta nằm gần các cách đồng hay bìa rừng, và chúng có thể bị nhầm lẫn với chuột nhà. Có thể phân biệt giữa chuột đồng và chuột nhà một cách dễ dàng bằng những đặc tính riêng biệt của chúng

ĐẶC TÍNH CHUNG VỀ SINH HỌC VÀ SINH SẢN:

Giống như tất cả các loài gây hại, việc hiểu các đặc tính sinh học và thói quen của loài chuột là rất quan trọng để có được một chương trình kiểm soát có hiệu quả. Khả năng sinh sản của loài chuột rất là kinh hoàng (mặc dù chúng thường được nói qúa lên). Khi các điều kiện sinh sống của chúng tốt (nhiều thức ăn, nước uống, nơi ẩn náu) chuột có thể sinh sôi rất nhanh. Tuy nhiên, khi các điều kiện sống khó khăn thì toàn bộ số lượng chuột cũng như việc sinh sản của chúng sẽ giảm đi một cách rõ rệt. Những thông tin sau đây sẽ cung cấp thông tin về khả năng sinh sản của chuột dưới các điều kiện bình thường.
Con cái sinh sản khoảng 4 tới 7 con mỗi lứa và giai đoạn mang thai là 19 ngày. Con con khi sinh ra chưa mở mắt và không có lông. Khoảng 7 tới 10 ngày lông sẽ mọc, mắt mũi cũng sẽ mở ra. Khoảng thời gian từ 3 tới 4 tuần, con con sẽ bò đi khoảng ngắn phía ngoài tổ, ăn loại thức ăn cứng và tìm hiểu xung quanh. Con cái chỉ đẻ khoảng 8 lứa trong suốt quãng đời, Mặc dù nếu các điều kiện thuận lợi, chúng có khả năng cứ 24 đến 28 ngày chúng sẽ đẻ một lứa. Khoảng 5 đến 8 tuần thì cơ quan sinh dục của con con sẽ hoàn thành. Cuộc đời thông thường của một con chuột hoang khoảng 1 năm hoặc chưa tới.
Ở một mức độ nào đó thì cách sinh sống của chuột nhà phụ thuộc vào từng tình huống và môi trường cụ thể. Khó mà có thể diễn tả được lối sống mức độ bình thường của chuột nhà, chuột cống hay bất cứ động vật nào khác. Bởi vậy các chuyên gia khiểm soát côn trùng phải luôn nhớ rằng không phải lúc nào chuột cũng có cách sống giống nhau. Chương trình kiểm soát phải luân chuyển và đáp ứng từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, vì những mục tiêu cụ thể, một số đặc tính chung về cách sinh sống của loài chuột sống cùng và xung quanh con người có thể được tạo ra.

Trong các thành phố, chuột nhà có thể sống suốt cuộc đời bên trong các tòa nhà. Ở ngoại ô, chuột nhà có thể sống bên trong nhà nhưng chúng chủ yếu sống ở các khu vực bên ngoài như bãi cỏ, bụi rậm hay gần phần chân móng nhà, trong các nhà kho, gara, hay trong các tầng hầm của tòa nhà. Bên ngoài, chuột nhà ăn các loại hạt cỏ, côn trùng, hay bất cứ loại thức ăn gì mà chúng kiếm được. Vào mùa thu khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm (đặc biệt là khi khí hậu lạnh), một số con sẽ di chuyển vào bên trong các tòa nhà có người ở.

Khi bên trong nhà chuột nhắt làm tổ gần nguồn thức ăn, và một khi chúng đã lập tổ thì chúng sẽ sống gần gũi với các tòa nhà, di chuyển một khoảng ngắn giữa nguồn thức ăn và tổ. Một tổ tốt rất là quan trọng cho việc sinh sản thành công và việc tồn tại của chuột nhắt. Tổ này cung cấp độ ấm, an toàn cho cả con con và con mẹ.  Bên trong nhà, tổ thường được làm ở giữa các bức tường, tủ, trần nhà và khoảng trống bên trong các ngăn kéo và trong các trang thiết bị lớn (như chân tủ lạnh hoặc lò nấu), trong các hộp lưu giữ, tủ, bàn hoặc trong các dụng cụ nhồi bông. Bên ngoài, chuột nhắt làm tổ trong các đống rác thải, các hang dưới đất. Tổ có thể được làm bằng giấy, bông hay bất cứ chất liệu mềm khác được cắn nhỏ ra tạo thành một cái nệm mềm. Khi không sẵn có một vị trí tốt để làm tổ, chuột nhanh chóng thích nghi. Ví dụ: chúng đã được tìm thấy làm tổ trong các đống thịt bên trong kho lạnh  có nhiệt dưới 0 độ.

Chuột nhắt khám phá các vị trí trong lãnh thổ của chúng hàng ngày và trở nên rất quen thộc với đường đi tới các nguồn thức thức ăn, nước uống, cửa hàng và những vị trí ẩn náu khi gặp kẻ thù. Khi có những sự thay đổi, chúng sẽ phản ứng lại bằng cách điều tra từ sự thay đổi đó.

Khi tiến hành công việc, các chuyên gia nên nhớ rằng, lãnh thổ của chuột có thể có 3 hướng như sau.
Ở những nơi nhiễm nhiều chuột, chuột đi kiếm thức ăn vào ban đêm và mạnh nhất vào lúc trạng vạng tối và trước khi trời sáng. Với những tòa nhà mà thắp sáng liên tục, chuột thường hoạt động vào những lúc yên tĩnh nhất. Hầu hết những trường hợp ở thành phố chuột xuất hiện ban ngày thường chỉ ra rằng khu vực này nhiễm rất nhiều chuột, mặc dù vẫn có những ngoại lệ.
Con trưởng thành ăn khoảng 3 đến 4 gam thức ăn mỗi ngày. Chuột sẽ ăn hầu hết mọi thứ, nhưng chúng thích các loại ngũ cốc hay các hạt hơn. Thịt, đậu phộng, bơ đậu phộng và nhiều loại chất lỏng ngọt khác và kẹo cũng được chúng lấy đi. Chuột nhắt thậm chí còn ăn thịt lẫn nhau. Đặc biệt là khi nguồn thức ăn khan hiếm hay những khi khó khăn. Điều này các chuyên gia thường thấy khi họ đi kiểm tra các bẫy bắt sống chuột mà có vài con đồng thời bị mắc chung một bẫy, một con (con khỏe nhất) thường giết và ăn thịt những con kia. Trong các tòa nhà mà nhiễm nhiều gián Đức, chuột nhắt sẽ bắt và ăn thịt gián (vì gián có thể cung cấp một lượng protein và độ ẩm phong phú).

Chuột nhắt cần một lượng thức ăn và nước uống rất nhỏ để tồn tại. Khi chúng gặp nguồn nước nhiều, chúng sẽ uống một cách nhiệt tình khoảng 3 đến 9 mm mỗi ngày. Chuột nhắt có thể sống mà không cần có nguồn nước bởi vì chúng có thể lấy đủ nguồn nước cần thiết từ nguồn thức ăn của chúng. Hơn nữa, chuột nhắt có chức năng cơ thể đặc biệt giúp chúng có khả năng giữ nước và/hoặc sản sinh ra nước khi nguồn nước hiếm hoặc khi hạn hán.

CHUỘT NA UY (CHUỘTCỐNG): Rattus norvegicus (Berkenhout)

Chuột cống còn có cái tên như là chuột cống nhà, chuột nâu, chuột cống, chuột nước, chuột xám. Chúng lần đầu tiên xâm nhập vào nước Mỹ qua các tàu buôn và những người nhập cư khoảng năm 1775. Giờ đây chúng là loại chuột phân bố rộng rãi nhất nước Mỹ, được tìm thấy ở tất cả các bang (tuy nhiên ở một số bang, chuột mái nhà phổ biến hơn). Chuột cống to nhất, khỏe nhất, hung dữ nhất và có khả năng thích nghi trong việc sinh sản cũng như tồn tại ở những khu vực có khí hậu lạnh tốt hơn chuột mái nhà và các loại chuột khác.
     Chuột cống có cơ thể rắn chắc, con trưởng thành có trọng lượng từ 200 đến 500 gam. Cũng có những con nặng hơn trọng lượng này (người ta thường nói quá lên rằng chúng to như con mèo mỗi khi họ nhìn thấy), nhưng mà rất hiếm. Lông chúng cứng và có màu hơi nâu cho tới hơi đỏ, phần bụng có màu trắng vàng, nhưng còn có nhiều màu khác nhau bao gồm cả màu đen. Mũi cùn, tai nhỏ, kín và không chớp mắt khi kéo xuống. Đuôi có vảy và hầu như không có lông (một cách phân biệt nhanh chóng giữa chuột cống và chuột mái nhà đó là kéo đuôi ngược về phía cơ thể. Đuôi của chuột cống sẽ không chạm tới tai).

ĐẶC TÍNH CHUNG VỀ SINH HỌC VÀ SINH SẢN:

     Thời điểm sinh sản mạnh nhất của chuột cống vào mùa thu và mùa xuân trong năm, giảm vào mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá. Sau khi giao hợp và một thời kỳ mang thai khoảng 22 ngày, chuột mẹ sẽ đẻ một lứa tứ 8 đến 12 con con. Lúc mới sinh thì con con không lông và chưa mở mắt. Sau khoảng 9 đến 14 ngày mắt sẽ mở và từ 10 đến 15 ngày sau đó thì chúng thôi bú. Vào thời điểm này, chuột con bắt đầu đi ra khỏi tổ một khoảng cách ngắn, bắt chước con mẹ làm quen với môi trường xung quanh, nguồn thức ăn, nơi ẩn nấp và đào hang. Con con phát triển giới tính sau khoảng ba tháng tuổi, mặc dù ở điều kiện thuận lợi thì có thể chỉ cần 8 tuần. Cứ 4 đến 5 ngày con cái có thể động đực và chúng có thể giao hợp trong vòng một hoặc hai ngày sau khi sinh. Trung bình một con chuột cái sinh từ 4 đến 7 lứa mỗi năm và có nuôi sống khoảng 20% hoặc hơn mỗi năm. Nếu được nuôi dưỡng thì chuột cống có thể sống tới 3 năm, nhưng ở điều kiện tự nhiên thì chúng sống trung bình từ 5 đến 12 tháng.
Giống như chuột nhắt, chuột cống thuột loài động vật mang tính xã hội và sống theo bầy đàn. Vì thế, một số cách sinh sống của chuột nhắt cũng tương tự như chuột cống, nhưng chúng có một số sự khác biệt đặc trưng sẽ được thảo luận dưới đây.

Nói chung, chuột cống là loài động vật đào đất. Vì vậy chúng thường làm tổ bên ngoài nhà cửa, trong những hang bên dưới đất. Trên các trang trại, chúng sinh sống trong các nhà kho, kho thóc, chuồng trại. Ở các thành phố, chuột cống làm tổ ở dưới đất khi có khoảng đất trống. Nó cũng có thể làm tổ và sống cả đời ở bên trong các tòa nhà ở thành phố. Chuột cống sinh sống ở những khu có dân cư, tất cả các khu vực chứa thực phẩm, nhà chứa, nhà kho, khách sạn, sở thú, cống rãnh, bãi rác...Chúng cũng thường xuyên được tìm thấy sinh sống ở quanh các ao hồ, bãi cỏ trong công viên.

Chuột cống cần khoảng 25 đến 39 gram thực phẩm mỗi ngày. Chúng thích các loại thức ăn có hàm lượng protein và các bonhydro cao. Chúng dường như cũng thích các loại thức ăn như các hạt ngũ cốc, thịt, cá, thức ăn của gia súc, gia cầm, rau quả tươi. Những con sống bên ngoài sẽ tìm kiếm nguồn thức ăn có sẵn, hoặc chúng sẽ tấn công vào các toà nhà vào ban đêm để kiếm thức ăn và trở về hang sau khi ăn. Những con chuột sống ở các cánh đồng và những khu rừng thì sẽ giết và ăn các loài động vật có vú nhỏ và côn trùng. Ở dưới cống, chúng sẽ giết và ăn thịt gián Mỹ.

Chuột cống cần 15 đến 30 ml nước mỗi ngày khi ăn các thức ăn khô, nhưng chúng sẽ cần ít hơn nếu như nguồn thức ăn sẵn ẩm ướt. Không giống như chuột nhắt, chuột cống không thể sống lâu nếu thiều nước. Bên trong và xung quanh các tòa nhà, chuột cống lấy nước trực tiếp từ bồn rửa và toilet, hố nước mưa đọng, sương sớm, hoặc nguồn nước rò rỉ từ việc ngưng tụ của các đường ống.
Khi cần thiết, chuột cống sẽ leo lên cầu thang, đường ống, đường dây và những bức tường thô ráp để vào bên trong tòa nhà hoặc để tìm kiếm thức ăn và nước.
Giống như chuột nhắt, chuột cống hoạt động mạnh về đêm, cao điểm vào lúc nhá nhem tối và trước khi trời sáng. Nhưng khi mật độ chúng quá đông, bị quấy phá hay đói thì chúng sẽ xuất hiện vào cả ban ngày.

Bên trong nhà, chuột cống thích làm tổ xung quanh các tầng thấp của tòa nhà, nhưng với số lượng nhiều, chúng cũng có thể làm tổ ở các gác mái, trần giả và ở các tầng bên trên. Chúng có thể làm tổ ở những khoảng trống trong tường, bên dưới sàn nhà, tầng hầm, dưới và phía sau các thiết bị văn phòng, trong các tấm palet hàng.
Ở bên ngoài, chúng thường làm hang ở dưới đất dọc theo các chân tường. Hang của những con chuột mới xuất hiện thường là ngắn, có chiều dài từ 30 đến 50cm. Khi chúng trưởng thành, bắt đầu chăm sóc gia đình và số lượng chúng phát triển, hang sẽ được làm lớn lên và rộng ra.
Hầu hết lãnh thổ của những con chuột cống có bán kính từ 30 mét đến 50 mét tính từ tổ. Khi số lượng đông, thức ăn nơi ẩn náu nhiều thì bán kính này sẽ bị hẹp lại. Tuy nhiên, nếu cần thiết thì chúng có thể di chuyển cả 100m hoặc hơn mỗi ngày để đi kiếm thức ăn và nước uống. Ở thành phố, hầu hết chúng sống bên trong các tòa nhà và khu công viên nơi có thể cung cấp đầy đủ những nhu cầu cần thiết cho chúng. 

Một số tổ chuột có thể dùng chung nguồn thức ăn, nước uống và đường đi. Chúng còn có thể chung nhau một hệ thống hang lớn và còn sống gần với nhau. Nhưng khi số lượng phát triển, sự cạnh tranh bắt đầu gia tăng. Thường thì con đực trưởng thành sẽ chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ.


CHUỘT MÁI NHÀ: Rattus rattus (linnaeus)


Chuột mái nhà này còn có cái tên như chuột đen, chuột tàu bè, chuột bụng xám, chuột Alexandrine, và chuột bụng trắng. về hình thức thì chuột mái nhà nhỏ hơn và mảnh hơn chuột cống. Con trưởng thành nặng từ 150 đến 250 gram. Màu lông thường là từ màu xám đen  cho tới màu đen. Bụng màu từ trắng vàng tới xám. Mũi nhọn, tai rộng có thể tới mắt khi ta kéo xuống, đuôi dài và có thể chạm tới mũi.

Đặc tính sinh sản của chuột mái nhà nhìn chung gần giống như chuột cống.

ĐẶC TÍNH CHUNG VỀ SINH HỌC VÀ SINH SẢN:
Người ta nghĩ rằng chuột mái nhà là loại chuột ăn kiêng sống cùng với con người bởi vì chúng chỉ thích ăn các loại hạt, thực vật như các loại rau quả tươi.
Chuột mái nhà có được cái tên như vậy vì theo bản năng tự nhiên chúng là những con leo trèo và thường sống trên mái nhà hoặc các khu vực cao phía trên tòa nhà. Chúng có thể làm tổ trên cây, ven tòa nhà, bờ rào hoặc bên trong các tòa nhà. Chúng tấn công vào bên trong qua mái nhà hoặc đường dây bên trong nhà, theo cách rất giống như những con sóc trèo cây. Trong thực tế, vào ban đêm ta có thể nhìn thấy chúng di chuyển trên cây, dọc theo các đường dây, bờ rào. Khi số lượng chuột trong khu vực gia tăng, chúng sẽ mở rộng các khu vực làm tổ, kể cả các hang dưới lòng đất, trong các khu dân cư, các khu khuôn viên nhà máy, các khu vực tầng trệt bên trong và dưới các đống rác.

← Trí thông minh của loài chuột

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH CÁC DIỆT MỐI TẬN GỐC

Mối đùn lên và ăn vật dụng bằng gỗ trong nhà mà các gia chủ đã làm nhiều cách diệt mà không hết! tại sao lại đã sịt thuốc và làm theo nhiều cách của bạn bè chỉ mà cũng không hết mối. Rất nhiều người đã đến hỏi Diệt Mối Trường Phát làm sao để diệt mối tận gốc? có bao nhiêu cách diệt mối tận gốc sau đâychúng tôi giới thiệu các cách đơn giản để anh chị quý khách hàng tham khảo. CÁCH DIỆT MỐI TẬN GỐC BẰNG PHUN THUỐC MyThic:  Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối Mythic. Áp dụng cho trương hợp mối đã tập trung ăn một vật dụng nào đó như đống gỗ, thùng giấy chứa hàng, cây cối.. Đùng thuốc diệt mối tận gốc Mythic phun trực tiếp lên mình con mối. Tỷ lệ pha dung dịch: Pha 12ml thuốc mythic 240Sc/1 lít nước. Tỷ lệ phun: 5 lít dung dich/m2 Thuốc diệt mối Thuốc diệt mối Mythic CÁCH DIỆT MỐI TẬN GỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA SINH: Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối PMC90 dạng bột. Áp dụng khi mối xâm nhập những nơi khó diệt như trần thạch cao, tủ bếp, khung bao cửa, sau lưng tủ quần áo

THUỐC DIỆT GIÁN ĐỨC

Gel diệt Gián Đức chuyên dụng ( Gián Đức là loại gián nhỏ xíu, các loại thuốc khác không thể tiêu diệt chúng ). Cty Trường Phát (08) 666 00 123 - 0988 1111 79 Cleanbait  Power  dạng gel, tuýp 35g- sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc , sản phẩm đã được Bộ Y tế chứng nhận. Chuyên dùng để diệt Gián Đức ( loại gián nhỏ xíu mà các loại thuốc diệt gián khác rất khó tiêu diệt chúng triệt để ) - Thành phần: Hydramethylnon....2%

Hướng dẫn cách diệt mối tận gốc, Phương pháp diệt mối nhiều người áp dụn...