Chuyển đến nội dung chính

TÌM HIỂU VỀ LOÀI MỐI

Mối là một nhóm côn trùng có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có đời sống xã hội cao, chúng sống tập trung thành vương quốc sớm nhất.

Mối là một nhóm côn trùng xã hội.

Đôi khi người ta còn gọi Mối là "Kiến trắng" nhưng thật ra chúng chẳng có họ hàng gì với nhau cả (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối được phân loại như là bộ cánh đều (danh pháp khoa học: Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi làTermitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối.

Hoạt động: Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu theo đàn. Trên thế giới có hơn 200 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà và mối đất cánh đen .Trong một tộc đoàn mối, mỗi nhóm cá thể thực hiện các chức năng riêng biệt được gọi là thành phần đẳng cấp. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các thành phần đẳng cấp. Một tộc đoàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau:

1. Mối vua và mối chúa
diet-moi
Mối vua và mối chúa

Chuyên làm nhiệm vụ sinh sản. Mỗi tộc đoàn mối thường có 1 mối Vua và 1 mối Chúa, nhưng cũng có trường hợp trong một tộc đoàn mối có đến vài mối vua hoặc vài mối chúa. Mối Hậu có đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15cm), bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4 - 5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000 - 10.000 trứng.

2. Mối thợ
Diệt mối
Mối thợ

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, mối thợ chiếm số đông , tới 70% - 80% trong đàn mối, gánh vác tất cả các công việc trong vương quốc mối như: kiếm và chế biến thức ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, nuôi mối con, hút nước....

Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng dính vào nhau để xây tổ. Có tổ mối chính và tổ mối phụ, là nơi chủ yếu để tập đoàn mối hoạt động và sinh sống. Ở Châu Phi, có loài Mối xây tổ thành gò cao trên mặt đất tới hơn 10m và rất chắc chắn tựa như pháo đài, thành lũy vậy.

3. Mối lính

diet-moi
Mối Lính và mối cánh


Được phân hóa từ mối thợ và thường không đông có nhiệm vụ canh gác, đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn. Cặp hàm trên của mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến dịch hàm tiết ra chất nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun ra làm mê đối phương. Giác quan hai bên miện của mối lính rất phát triển, khi cần mối thợ phải cho mối lính ăn.

4. Mối cánh

diet-moi
Mối cánh


Đây là những cá thể sinh sản thành thục, sau khi bay phân đàn chúng cặp đôi tạo thành các tổ mối mới, độc lập với quần tộc cũ.

Vòng đời sinh trưởng của mối

diet-moi-truong-phat
Vòng đời sinh trưởng của mối

Thức ăn chủ yếu của Mối là chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hóa nhưng đường ruột của mối có một loại siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.

Sự tồn tại của một tập đoàn mối dựa trên sự phối hợp thực hiện các chức năng một cách tự giác của các đẳng cấp. Chúng đảm bảo cho sự cân bằng về dinh dưỡng, năng lượng, vi khí hậu trong tổ, chống lại kẻ thù, đảm bảo duy trì nòi giống. Chính vì có tập tính này nên mối được gọi là côn trùng xã hội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH CÁC DIỆT MỐI TẬN GỐC

Mối đùn lên và ăn vật dụng bằng gỗ trong nhà mà các gia chủ đã làm nhiều cách diệt mà không hết! tại sao lại đã sịt thuốc và làm theo nhiều cách của bạn bè chỉ mà cũng không hết mối. Rất nhiều người đã đến hỏi Diệt Mối Trường Phát làm sao để diệt mối tận gốc? có bao nhiêu cách diệt mối tận gốc sau đâychúng tôi giới thiệu các cách đơn giản để anh chị quý khách hàng tham khảo. CÁCH DIỆT MỐI TẬN GỐC BẰNG PHUN THUỐC MyThic:  Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối Mythic. Áp dụng cho trương hợp mối đã tập trung ăn một vật dụng nào đó như đống gỗ, thùng giấy chứa hàng, cây cối.. Đùng thuốc diệt mối tận gốc Mythic phun trực tiếp lên mình con mối. Tỷ lệ pha dung dịch: Pha 12ml thuốc mythic 240Sc/1 lít nước. Tỷ lệ phun: 5 lít dung dich/m2 Thuốc diệt mối Thuốc diệt mối Mythic CÁCH DIỆT MỐI TẬN GỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA SINH: Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối PMC90 dạng bột. Áp dụng khi mối xâm nhập những nơi khó diệt như trần thạch cao, tủ bếp, khung bao cửa, sau lưng tủ quần áo

Hướng dẫn cách diệt mối tận gốc, Phương pháp diệt mối nhiều người áp dụn...

TÌM HIỂU VỀ LOÀI MUỖI - CÁCH DIỆT MUỖI

Tim hieu ve loai muoi và cach diet muoi, tìm hiểu về loài muỗi và cách diệt muỗi Loài muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng  hợp thành họ Culicidae, bộ có cánh. Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anophen, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Asdes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta,  Haemagoggus…Tìm hiểu về loài muỗi và cách diệt muỗi.  ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI MUỖI  Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.   Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.